Công cụ đo lường Biểu đồ Pareto
Công cụ đo lường Biểu đồ Pareto
a. Khái niệm
Biểu đồ Pareto phản ánh các nguyên nhân gây ra vấn đề được sắp xếp theo các tỷ lệ và mức độ ảnh hưởng tác động của các nguyên nhân đến vấn đề, qua đó giúp bạn đưa ra các quyết định khắc phục vấn đề một cách hữu hiệu, bởi vì bạn biết đâu là những nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất để tập trung nguồn lực giải quyết. Biểu đồ này được Pareto – nhà kinh tế người Ý đưa ra đầu tiên, sau đó đã được Joseph Juran – một nhà chất lượng người Mỹ - áp dụng vào những năm 1950. Nguyên tắc Pareto dựa trên quy tắc “80 – 20”, có Ví dụ về Biểu đồ Pareto Trang 9 nghĩa là 80% ảnh hưởng của vấn đề do 20% các nguyên nhân chủ yếu. Biểu đồ Pareto là một công cụ kiểm soát chất lượng và được minh họa bằng đồ thị cột, thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
b.Tác dụng
Nó cho phép bạn tập trung toàn bộ nỗ lực theo từng sự kiện. Nếu bạn giảm một nửa vấn đề mà gây ra 30% sự việc thì tức là về tổng thể bạn đã cải tiến được 15%. Nếu bạn loại bỏ 100% vấn đề mà chỉ gây ra 3% sự việc thì về tổng thể bạn cũng chỉ cải tiến được 3%. Do đó, Biểu đồ Pareto sẽ giúp bạn cần tập trung vào đâu để tạo ra những thay đổi lớn và đạt được kết quả cuối cùng.
Biểu đồ Pareto được áp dụng khi bạn phải đối mặt với những sự việc đa nhân tố. Sử dụng nó cho phép bạn lựa chọn nên ưu tiên tiến hành giải pháp nào và quản lý nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Biểu đồ Pareto đem lại lợi ích cho những ai liên quan tới dự án cải tiến. Cụ thể, lợi ích mà tổ chức nhận được đó là sự phân bổ nguồn lực hiệu quả vào vấn đề quan trọng nhất từ đó tạo ra cơ hội cải tiến tốt nhất. Nó cũng là một công cụ trao đổi thông tin hiệu quả để giúp Lãnh đạo cấp cao và những người khác hiểu rõ tại sao bạn ưu tiên chọn triển khai các hoạt động hiện tại và kết quả mong đợi là gì. Chú ý: Biểu đồ Pareto cho bạn cái nhìn trực quan và có thể được sử dụng như một hình thức khuyến khích nhân viên đối mặt với các vấn đề lớn hơn. Trao quyền và khiến nhân viên thấy tự tin là một nhân tố quan trọng để đạt tới thành công trong dài hạn.
c.Ý nghĩa
Từ biểu đồ Pareto cho thấy:
- Hạng mục nào quan trọng nhất
- Hiểu được mức độ quan trọng
- Nhận ra tỷ lệ một số hạng mục trong số các hạng mục
- Tỷ lệ cải tiến có thể thấy được sau khi cải tiến các hạng mục Độ lớn của vấn đề dễ dàng thuyết phục khi nhìn thoáng qua
- Sắp xếp các dạng khuyết tật trên trục x theo tần số và số các khuyết tật hoặc tổng sai lỗi và tổng tích lũy trên trục y tỏ ra hiệu quả trong việc chú trọng vào các vấn đề lớn, tập trung chứ không phải nhiều vấn đề nhỏ nhưng tản mạn
- Sử dụng rộng rãi để lựa chọn các vấn đề và các đối tượng nghiên cứu và khảo sát tại giai đoạn lập kế hoạch của giải quyết vấn đề về chất lượng và để xác nhận kết quả của hoạt động khắc phục khi hành động này đã được thực hiện.
d.Cấu trúc biểu đồ Pareto
Cấu trúc biểu đồ Pareto bao gồm:
- Các biến số trên trục hoành:
+ Khuyết tật: Loại lỗi, chi tiết loại lỗi
+ Con người: Nhóm người vận hành, độ tuổi , tên nhân viên…
+ Thiết bị: tên thiết bị, tên cấu trúc, tên độ chính xác
+ Phương pháp: tên phương pháp thao tác, các điều kiện nhiệt độ/áp suất/tốc độ/điện áp
+ Nguyên vật liệu: Tên thầu phụ, tên nhà cung ứng
+ Thời gian: Giờ làm việc/ngày/tuần/tháng/năm/mùa. –
Các biến số trên trục tung:
+ Tiền tệ: chi phí nhân công, tổng hợp, số lượng bán, mức hao hụt, giá vật tư…
+ Chất lượng: số khuyết tật/sai lỗi, tỷ lệ loại bỏ, số lần khiếu nại, số sản phẩm bị trả lại/làm lại.
+ Thời gian: số thời gian làm việc, thời gian rỗi, thời gian lưu kho/kiểm tra sản phẩm hỏng.
+ An toàn: Số tai nạn, số thiệt hại,…
+ Văn hóa: Tỷ lệ tham gia, số sáng kiến đề xuất… - Các cột (thể hiện độ lớn của các biến trên trục hoành). Đường phần trăm tích lũy.
e. Xây dựng biểu đồ Pareto
Bước 1: Xác định nghiên cứu vấn đề gì và cách thu thập dữ liệu:
a. Xác định vấn đề cần nghiên cứu (các hạng mục khuyết tật, sai hỏng, tổn thất, tần suất xuất hiện rủi ro...).
b. Xác định những dữ liệu cần để phân loại chúng (dạng khuyết tật, vị trí, quá trình, thiết bị, công nhân, phương pháp).
c. Xác định phương pháp thu thập dữ liệu và thời gian thu thập dữ liệu (ngày, tuần, tháng, quý, năm...).
Bước 2: Lập Phiếu kiểm tra liệt kê theo các hạng mục: Nên dựa vào các phiếu có sẵn (chỉ tiêu) thực tế.
Bước 3: Điền số liệu vào bảng dữ liệu và tính toán. Tính tổng số của từng hạng mục, tổng số tích lũy, phần trăm tổng thể và phần trăm tích lũy. Chú ý: Nếu các hạng mục có nhiều hơn 10, nên gộp các hạng mục không quan trọng, số lượng ít vào nhóm các dạng khác.
Bước 4: Lập bảng số liệu vẽ biểu đồ Pareto: Trang 11 a. Đưa các số liệu xếp theo thứ tự giảm dần của hạng mục (chỉ tiêu) từ trên xuống dưới b. Nếu có nhóm các dạng khác thì đặt cuối cùng.
Bước 5: Vẽ trục tung và trục hoành: Trục tung: + Chia trục tung bên trái từ 0 đến tổng số tất cả các chỉ tiêu (tổng số tích lũy) + Chia trục tung bên phải từ 0% đến 100%. Trục hoành: Được chia thành các khoảng theo số các hạng mục (chỉ tiêu) đã được phân loại.
Bước 6: Xây dựng biểu đồ cột: - Vẽ các chỉ tiêu theo dạng cột theo số liệu của bảng đã lập, thứ tự từ trái qua phải, liền kề nhau.
Bước 7: Vẽ đường tích luỹ (đường cong Pareto): - Vẽ đường chéo ngang qua cột thứ nhất, xuất phát từ điểm mút dưới bên tráihướng đến điểm mút trên bên phải của cột này. Đánh dấu các giá trị tích lũy (tổng tích lũy hay phần trăm tích lũy) ở phía trên bên phải khoảng cách của mỗi một cột hạng mục, nối các điểm bằng một đường thẳng.
f. Phân tích Pareto
Mục tiêu của phân tích Pareto là phân tách các lỗi/khuyết tật của vấn đề làm hai loại: “Vital few” và “Useful many”. Và để làm được điều này, tổ chức phải xác định được điểm đứt gãy trên đường tổng phần trăm tích lũy của biểu đồ Pareto. Trong thực tế, việc xác định điểm đứt gãy của đường cong Pareto trong nhiều trường hợp là không rõ ràng, khi đó ta có thể áp dụng nguyên tắc 80:20. Nguyên nhân chính của vấn đề được xác định là cột cao nhất trong biểu đồ Pareto, sau đó đến các nguyên nhân thứ 2, 3… tương ứng với độ cao của cột tiếp theo.
Sau quá trình thực hiện các biện pháp loại bỏ lỗi/khuyết tật và cải tiến, đường cong Pareto “mới” được vẽ trên cùng một biểu đồ với đường Pareto “gốc”. Điều này giúp chỉ ra những tác động của sự thay đổi. Số liệu thu thập của các vấn đề hoặc nguyên nhân giống nhau nhưng lại đến từ các địa điểm, thiết bị… khác nhau phải được thể hiện trong các biểu đồ Pareto sát cạnh nhau. Đối với đơn vị đo lường của các vấn đề hoặc nguyên nhân giống nhau, ví dụ: tần suất, giá cả… phải được sắp xếp lần lượt. Chú ý: Pareto là một trong những công cụ kiểm soát chất lượng mạnh nhất đối với dữ liệu thực tế hơn là những quan điểm, phỏng đoán. Những vấn đề xảy ra thường xuyên nhất không phải luôn là quan trọng nhất.
Bởi vậy, tổ chức phải luôn xác định: Những gì tác động lớn nhất tới những mục tiêu kinh doanh và khách hàng của tổ chức. Tổ chức có thể đạt được nhiều tác dụng hơn nữa từ việc sử dụng biểu đồ Pareto, sau khi đã hoàn thành việc thực hiện biểu đồ nhân quả đối với các nguyên nhân cần được giải quyết trước tiên.
PHẦN MỀM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MDM
LH: 0944 457 196